Giải pháp đầu tiên là tránh căng thẳng, lo âu. Phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, giải trí khoa học. Khi căng thẳng, rửa mặt bằng xà phòng thơm dịu hoặc tắm hơi, xoa bóp sẽ có tác dụng tốt.
Ăn uống điều độ:Những đợt bệnh cấp tính, bạn nên ăn những chất dễ tiêu và phải nghỉ ngơi nhiều.
Ăn đúng giờ, đủ số lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Ăn đúng giờ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Ăn chậm nhai kỹ: Khi bạn nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu bia, đồ uống có ga, ăn ít các món cay nóng như: ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày.
Chè đặc: Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói
Sô cô la: Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.
Quả đào: Quả đào vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đào chứa hàm lượng sắt phong phú, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người. Các pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón cho con người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn quá nhiều đào có thể gây đầy bụng.
Hồng quả và cà chua: Có chứa nhiều pectin, axit tannic, sẽ kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.
Chuối: Có chứa nhiều magiê, nguyên tố nhậy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Ăn chuối lúc đói, sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.
Quả sơn trà, cam và chanh: Có chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, dư thừa axit. Từ đó, khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và gây đau dạ dày nặng hơn.
Khoai lang : Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
Kem: Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị đau dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.
Hành tây chưa nấu chín: Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Do đó nếu ăn hành tây cần phải nấu chín để loại bỏ những chất độc hại.
Súp lơ xanh và cải bắp sống: Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.
Tỏi củ :Tỏi củ có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.
Táo tàu khô: Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.
Dứa: Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.
Vải tươi : Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị hấp thu quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY
P/S. Bạn sẽ phí tiền mua bất cứ sản phẩm chữa dạ dày nào trên thị trường và bệnh sẽ tái phát nếu bạn không áp dụng những bí quyết ĐƠN GIẢN mà HIỆU QUẢ chúng tôi đã mách bạn ở phần trên. Hãy áp dụng ngay bây giờ và thay đổi đói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
DS. Cao Văn Minh
Vui lòng đợi ...
Yêu cầu của bạn đang được chuyển đến chuyên gia tư vấn!