TẠI SAO BẠN LỰA CHỌN BẢO KỲ NAM TIÊU KHÁT?

Sản phẩm BẢO KỲ NAM TIÊU KHÁT là sự kết hợp giữa bài “LỤC VỊ GIA GIẢM” và 2 cây thuốc quí có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường là: Cây Giảo cổ lam và cây Dây Thìa Canh giúp hạ và kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, KHÔNG ANH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG GAN, THẬN.

Hầu hết các sách y học cổ truyền Việt Nam và các sách Đông y của Trung Quốc khi nói về việc chữa chứng TIÊU KHÁT(Tiểu đường) đều đề cập đến bài thuốc “LỤC VỊ GIA GIẢM ”. Có thể dùng bài thuốc này để hỗ trợ cho Tây y. Ngày nay đã chứng minh rõ ràng rằng sự cân bằng đường huyết càng hoàn hảo, càng tốt sẽ cho phép ngăn ngừa, hạn chế xuất hiện biến chứng mạn tính, đồng thời hạn chế những biến chứng trở nặng.

Bài thuốc “LỤC VỊ GIA GIẢM” gồm các vị sau: Thiên hoa phấn, sa sâm, sơn thù, bạch linh, mạch môn, mẫu đơn bì, trạch tả, cát căn, câu kỷ tử, hoài sơn, bạch thược.

Một số kết quả nghiên cứu Tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM từ tháng 9/2003 đến tháng 8/2004,  được thực hiện trên 60 bệnh nhân cho kết quả như sau:

  • Hoàn “LỤC VỊ GIA GIẢM” có tác dụng hạ đường huyết  trên bệnh đái tháo đường tuýp 2 .
  • Tác dụng hạ đường huyết tốt hơn Metformin(Glucophage) đối với những bệnh nhân có mức đường huyết từ 7.8 – 10 mmol/l, tuy nhiên đối với những bệnh nhân có mức đường huyết > 10-14 mml/l thì kết quả kém hơn.
  • Tác dụng hạ đường huyết ngay từ tuần đầu tiên sử dụng.
  • Tác dụng làm giảm các triệu chứng lâm sàng như: khát nước, tiểu đêm, họng khô, nóng trong người…
  • Hoàn toàn không gây bất kỳ một tác dụng khó chịu nào cho bệnh nhân khi dùng thuốc, có độ an toàn cao và không gây xáo trộn trên chức năng Gan, Thận.
  • Có tác dụng hạ LDL và cholesterol

CÂY GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam là một loại dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitacae. Còn có tên là cây Cỏ thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ. Cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…Tại Việt Nam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997(đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam đã tìm ra một hoạt chất hoàn toàn mới được đặt tên là Phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng độ nhạy cảm của tế bào đích với Insulin.

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ hơn 2000 năm nay để trị bệnh tiểu đường, nó còn có tên Gumar, có nghĩa là kẻ hủy diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, ở Mỹ là tên Sugarest, tại Singapore có tên là Glucos care, và cả ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…

Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là Gymnemic acid, với cơ chế tác dụng làm tăng tiết Insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của Insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

Mục tiêu của y học cổ truyền trong điều trị bệnh tiểu đường(TIÊU KHÁT) là làm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Tác dụng hạ đường huyết của BẢO KỲ NAM  TIÊU KHÁT chỉ có giới hạn, vì vậy bệnh nhân kết hợp điều trị bằng cả hai loại Đông và Tây y. Tân dược có thể dùng giảm liều dần dần so với liều cũ (tìm một liều thấp tối ưu), hai thứ thuốc Đông và Tây y được uống cách nhau 1-2 tiếng. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sỹ để được tư vấn phối hợp sử dụng thuốc đúng cách với thuốc tân dược.

DS. Cao Văn Minh