Dấu hiệu sỏi thận – cách nhận biết bệnh sỏi thận
Sau một thời gian dài lắng đọng trong đài thận, bể thận,các chất khoáng như canxi oxalat, muối urat, natri hay phốt pho không được hòa tan, nên kết thành sỏi thận.
 
Bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận do sỏi thận được hình thành qua một thời gian dài, quá trình hình thành sỏi thận không có triệu chứng . Bệnh sỏi thận chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận Hầu hết người bị bệnh sỏi thận chỉ nhận biết qua các dấu hiệu như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc qua chụp Xquang, siêu âm.Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đâu thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
 
Dấu hiệu sỏi thận
 
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Một số các dấu hiệu đặc trưng:
 
• Đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng, do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản
• Cơn đâu âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc;
• Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu.
• Những triệu chứng trên kết hợp sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.
 
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận.
 
Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Một số trường hợp sỏi được thải ra ngoài cùng nước tiểu. Khi thấy có cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu để kịp thời phát hiện sỏi thận.
 
Dấu hiệu sỏi thận  là  đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được.
Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
 
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
 
Tiểu ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Tiểu buốt, tiểu dắt.
Cũng có khi hòn sỏi to di chuyển xuống gây tắc niệu quản dẫn đến ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố thắt lưng. Cũng có khi hòn sỏi nhỏ di chuyển chỉ gây đau nhẹ và lan nhanh.
Đau vùng hố sườn lưng, thường đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên. Đau cả vùng hạ sườn. Khi vỗ hố lưng, bệnh nhân nhức nhối. Thường do sỏi đài bể thận.
 
Khi có kèm thận to thì có thện ứ nước hoặc ứ mủ và hòn sỏi có thể ở niệu quản. Đau kèm bí tiểu: Sỏi đã chít tắc cổ bàng quang hoặc đã ra niệu đạo.
Để phòng tránh sỏi thận, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng như tuân thủ phác đồ điều trị đặc biệt của bác sĩ khi bạn đã mắc bệnh.
 
Tổng hợp