UỐNG CANXI CÓ TÁC DỤNG GÌ?


     

    Vai trò của canxi đối với cơ thể

    Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay… còn 1% tồn tại trong máu, tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không những là nguyên vật liệu chính để xây dựng khung xương, mà đối với hệ miễn dịch, canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt khả năng di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu. Hơn nữa, canxi còn có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh.

    Ở trẻ em thiếu canxi thường có những biểu hiện khóc đêm, ngủ hay giật mình, quấy khóc…

    Người cao tuổi bị thiếu canxi có biểu hiện thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định… Đối với cơ bắp, canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp, thiếu canxi kéo dài sẽ làm khả năng đàn hồi của cơ bắp kém…

    TÁC DỤNG CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ

    1. Tăng chiều cao, giúp xương chắc khỏe

    Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi con người, canxi là một khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự hình thành hệ xương khớp, nhằm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho cơ thể. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, canxi còn là dưỡng chất giúp xương duy trì sự chắc khỏe.

    Trong trường hợp trẻ không bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Dẫn đến tình trạng thiếu canxi sẽ khiến trẻ chậm lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa, còi xương, chiều cao không phát triển. Thậm chí là xương bị biến dạng. Hơn thế nữa, thiếu canxi còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương và thoái hóa xương khớp. Do đó, bổ sung canxi cho cơ thể là một việc làm hết sức quan trọng nhằm giúp cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.

    Chất lượng răng kém, răng mọc chậm, răng không đều, dễ bị sâu răng hoặc bị dị hình đều là những vấn đề về răng khi cơ thể thiếu canxi. Vì vậy, nhằm giúp răng phát triển khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung canxi đầy đủ, hợp lí.

    1. Canxi có tác dụng như thế nào đối với hệ cơ

    Trong các hoạt động co giãn của cơ bắp, các ion canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Khả năng đàn hồi của cơ bắp sẽ kém đi khi cơ thể không bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Vậy, đối với cơ tim, cơ trơn, hay cơ bắp, việc uống canxi có tác dụng gì?

    – Với cơ tim: thiếu canxi khiến cơ thể gặp rất nhiều rắc rối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thứ nhất, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải do khả năng co bóp ở tim hoạt động kém hơn, chức năng lưu thông máu kém dẫn đến lượng oxy và dưỡng chất đi đến các cơ bị hạn chế. Thiếu oxy còn khiến cơ thể bị khó thở, đau nhức cơ bắp.

    – Với cơ trơn: thiếu canxi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tiêu hóa, dẫn đến các biểu hiện như đầy bụng, táo bón, chán ăn. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, thiếu canxi khiến tử cung co chậm và yếu, dễ sinh non,…

    – Với cơ bắp: thiếu canxi gây ra những hậu quả như cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, sức khỏe kém, hoạt động khó khăn,…

    1. Uống canxi tác động lên hệ thần kinh ra sao?

    Uống canxi có tác dụng gì đối với hệ thần kinh? Đối với hệ thần kinh, canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các ion canxi không những tham gia vào tế bào để phóng thích các chất như cetylcholine, norephenephrin. Mà còn tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên nhằm mục đích thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical. Đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác.

    Tuy nhiên, nếu cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, thì sẽ dẫn đến hiện tượng công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. Các hoạt động dẫn truyền hệ thần kinh bị ức chế. Khi đó, ở trẻ nhỏ sẽ xảy ra tình trạng quấy khóc về đêm, ngủ không ngon, hay giật mình, dễ nổi cáu và chức năng vận động kém. Ở người già, thông thường xảy ra những vấn đề như suy nhược thần kinh, khả năng điều tiết thần kinh bị suy giảm, trí nhớ kém, hay đau đầu, tính khí thất thường…

    CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THIẾU CANXI

    • Gặp các vấn đề về xương như loãng xương, mềm xương.
    • Hay bị đau răng, răng yếu.
    • Cơ bắp hay đau nhức hoặc chuột rút. Đặc biệt là vào ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của sự thiếu hụt canxi.
    • Móng tay và móng chân mềm, dễ gãy.
    • Thường xuyên bị cảm cúm và nhiễm trùng.
    • Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

    BẢNG NHU CẦU CANXI

    Theo khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007

    Trẻ em < 6 tháng tuổi                300 mg/ ngày

    Trẻ em  6 – 11 tháng tuổi           400 mg/ ngày

    Trẻ 1 – 3 tuổi                             500 mg/ ngày

    Trẻ 4 – 6 tuổi                             600 mg/ ngày

    Trẻ 6 – 9 tuổi                             700 mg/ ngày

    Từ 10 -18 tuổi                            1000 mg/ ngày

    Từ 19 – 49 tuổi                          700 mg/ ngày

    Từ 50 tuổi trở lên                       1000 mg/ ngày

    Phụ nữ mang thai (trong suốt thời kỳ mang thai)     1000 mg/ ngày

    Phụ nữ đang cho con bú  1000 mg/ ngày