CÁC CÂY THUỐC, BÀI THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY
Bài 1: Dùng cây tươi Sả 30-45g đun sôi uống thay nước hang ngày.
Bài 2: Trị xuất huyết dạ dày bằng hoa gạo:
Phù hợp với người cao tuổi uống nhiều rượu bia mà sinh bệnh. Lấy nghệ 100g, hoa gạo 300g, rau má 150g, phơi khô 3 nắng, sau sắc với 750ml nước còn lại 150ml thuốc, chia 5 lần uống trong ngày, trước khi uống cho vào chút đường; uống liền từ 2- 4 tuần.
Bài 3: Chữa đau dạ dày bằng Hoa Mướp Đắng:
Hoa Mướp đắng, tán nhỏ uống (Dược liệu Việt Nam - Lê Trần Ðức).
Bài 4: Chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày:
Dùng Cỏ mực 30g, lá Sen 15g. Trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần.
Bài 5: Chữa loét dạ dày, ợ chua: Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
Bài 6: Viêm dạ dày, viêm mật mạn tính.Cho gạo tẻ vào chảo, rang kỹ, tán thành bột, mỗi lần uống 5gr với nước gừng nóng, uống trước bữa ăn.
Bài 7: Chữa thổ huyết, xuất huyết bằng ngó sen, bột nếp
Thổ huyết ( nôn ra máu, thường có màu đỏ sẫm, có lẫn cặn bã thức ăn, vì máu từ trong dạ dày ra, phần lớn do trong dạ dày tích nhiệt, hoặc gan nóng ảnh hưởng đến dạ dày. Loét dạ dày chảy máu và thực quản chảy máu đều thuộc loại này ).
Cách 1: Bột ngó sen, bột gạo nếp, đường trắng mỗi thứ 250g, cho nước vừa đủ, nhào bột, làm thành bánh hấp chín. Tác dụng mát máu, cầm máu.
Cách 2: Dùng 1 lá sen tươi to, giã vắt lấy nước, hòa với đường phèn, mỗi lần uống 150-200ml, ngày uống 3 lần. Tác dụng mát máu, cầm máu
Bài 8: Chữa đau da dày, buồn nôn bằng gừng tươi, táo tàu
Cách dùng: Gừng tươi 5 lát, táo 5 quả, bán hạ 6gr, sắc lấy nước uống
Chú ý: Những người có tiền sử thổ huyết, khạc ra máu không dùng bài thuốc này.
Bài 9: Chữa viêm dạ dày bằng trứng vịt, giấm chua
Cách dùng: Trứng vịt 1-2 quả, giấm chua 250gr. Nấu chín kỹ, Ăn trứng, uống nước giấm.
Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính.
Bài 10: Chữa viêm dạ dày mãn tính bằng mai cá mực
Mai cá mực 500gr, tán thành bột, hãm nước sôi uống. Uống trước bữa ăn mỗi lần 6gr, mỗi ngày 3 lần.
Công hiệu: Hết ợ chua, giảm đau, cầm máu
Chữa loét dạ dày, tá tràng rất có hiệu quả
Chú ý: Những người viêm dạ dày nhưng ít ợ chua không nên dùng
Bài 11: Chữa đau dạ dày - tá tràng bằng rễ cây sả
Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái.
Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.
Bài 13: Riềng, hương phụ chữa đau dạ dày, tá tràng
Ðau thượng vị, loét tá tràng, đau dạ dày mạn tính:
Riềng, Hương phụ mỗi vị 60g, tán nhỏ thành bột, luyện viên, ngày dùng 9g, chia 3 lần.
Bài 14: Phật thủ chữa viêm dạ dày mạn tính
Phật thủ dùng quả tươi 10-15g (hoặc 6g khô) ngâm trong nước sôi uống thay trà.
Bài 15: Kê huyết đằng chữa viêm dạ dày
Dùng Kê huyết đằng 15-30g, sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. Rễ còn dùng làm thuốc sát trùng.
Bài 16: Chữa trị thổ huyết, xuất huyết bằng ngó sen, trắc bách diệp
Ngó sen 500g, trắc bách diệp 100g, giã nát vắt lấy nước, hòa với nước sôi uống, mỗi ngày 3-4 lần. Tác dụng hiệu quả với chứng vị nhiệt xuất huyết(dạ dày), chú ý những người vị hàn(da lạnh) không được dùng, cầm máu rồi thì không được điều trị tiếp.
Bài 17: Chữa viêm dạ dày bằng dạ dày lợn
Đơn thuốc: Dạ dày lợn 1 cái, 10 củ tỏi vỏ tím. Giã nhỏ 10 củ tỏi rồi đem bỏ vào dạ dày lợn, cột chặt miệng lại, ninh nhừ, rồi cắt thành miếng nhỏ để ăn, và uống cả nước liền mấy ngày.
Bài 18: Chữa nôn ra máu bằng củ cải, đường phèn
Đơn thuốc & cách dùng
Củ cải trắng rửa sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vừa đủ, quấy đều. Mỗi lần 100ml, mỗi ngày uống 3 lần. Những người mắc chứng huyết dịch khi bị chảy máu mũi không được dùng bài thuốc này.
Bài 19: Chữa thổ huyết, xuất huyết bằng tam thất, ngó sen, trứng gà
Ngó sen tươi, giã vắt lấy 1 cốc nước, cho thêm nước lã, đem đun sôi, cho vào 5g bột tam thất, 1 quả trứng gà, 1 ít muối, quấy đều, đem đun sôi là được. Ăn vào 2 bữa cơm hàng ngày, người bị chảy máu dạ dày uống nóng là tốt nhất.
Bài 20: Chữa thổ huyết, xuất huyết bằng trắc bách diệp, gạo tẻ
500g trắc bách diệp, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, cho vào gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho thêm ít đường đỏ quấy đều, ăn hết 1 lần.
Bài 21: Chữa viêm dạ dày bằng quế, hoàng kỳ
Cách dùng: Hoàng kỳ 30gr, quế 6gr, cam thảo 9gr. Sắc uống hàng ngày.
Bài 22: Chữa đau dạ dày, ợ chua bằng sò biển
Cách dùng: Sò biển 500gr, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 2gr, uống với nước cháo, nước cơm.
Chú ý: Người mắc chứng tì vị hư hàn không nên dùng.
Bài 23: Chữa viêm loét tá tràng bằng cây lô hội
Bài thuốc: Lô hội 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột mịn), cam thảo 6 g.
Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là một liệu trình.
Lưu ý:
Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Vui lòng đợi ...
Yêu cầu của bạn đang được chuyển đến chuyên gia tư vấn!