LÁ MƠ LÔNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY


     

    Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, lá mơ thường dùng như một loại rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, lá mơ còn là một vị thuốc khá độc đáo.

    Dưới đây là những công dụng của lá mơ:

    Chữa Sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.

    Chữa lỵ (có 2 cách): Nghiền mịn 15 - 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn.

    Cách khác là cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà(1 quả). Có người chỉ dùng lòng đỏ trứng, nhưng kinh nghiêm dùng cả lòng trắng phổ biến hơn. Bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán(không cho mỡ). Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày.

    Chữa Đau dạ dày: Đặc biệt, cây Mơ Lông còn chữa được đau dạ dày. Đây không phải là điều mà ai cũng biết. Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc, người bệnh cần tuyệt đối kiêng ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích, hạn chế thức đêm và ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.

    Chữa giun kim, giun đũa: Mơ lông 30-50g giã nhỏ, thêm ít muối; ăn sống hoặc vắt lấy nước uống. Dùng liền 3 ngày vào buổi sáng lúc đói, giun sẽ ra.

    Còn có cách khác chữa giun kim: Mơ lông 30g cho vào 50ml nước đun sôi để nguội, giã vắt lấy nước cốt; bớm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút, vào 7-8 giờ tối, giun sẽ ra.

    Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần.

    Chữa Co giật: Nghiền nát khoảng 15 - 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

    Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương.

    Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

    Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.

    Trị mụn, ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.

    Giảm đau: trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu: Lấy 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.

    Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.

    THÔNG TIN THÊM VỀ MƠ LÔNG

    Cây Lá mơ, còn có các tên khác như: Dây Thối Địt, Dắm Chó, ngưu bì đống, khau tất ma, co tốt ma, ...

    Tên khoa học là Peaderia  Foetida L

    Thuộc ho Cà phê: Rubiaceae

    Tác dụng dược lý: Lá Mơ Lông có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập chuột lang và ức chế sự phát triển của mô ung thư biểu mô dạng biểu bì của mũi – hầu người được nuôi cấy

    Tính vị công năng: Mơ Lông có vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm săn.

    CÁC BÀI THUỐC CO MƠ LÔNG

    Trị ho gà: Lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ.

    Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.

    Tiêu chảy ra máu: Mơ Lông 6g, Đọt cà ăn quả 16g, Rau Sam 6g, Cây Cứt Lợn 6g, Xuyên Tâm Liên 4g. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi với 3 bát nước, sắc lấy 1 bát nước uống lúc nước còn nóng, ngày 2 lần uống, mỗi ngày một thang.

     

    Tiêu chảy do nóng: Với bệnh tiêu chảy do nóng với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng 5 - 7 ngày.

    Chữa đau dạ dày: Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g, tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.

    CÁC CÂY THUỐC, BÀI THUỐC CHỮA VIÊM ĐẠI TRÀNG

    Bài 1: Ô mai 25g sắc uống hoặc sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 10g với nước cơm hoặc rượu vàng.

    Bài 2: Vỏ cây lựu (thạch lựu bì) 15g, trần bì 15g, gừng khô 6g, sắc uống.

    Bài 3: Rễ và vỏ củ riềng 50g, gừng khô 6g, sắc uống.

    Bài 4: Mã dâu linh tươi 30-60g, tỏi giã nát 10-15g, sắc uống, đồng thời mỗi ngày uống 5g tỏi tươi.

    Bài 5: Trần bì 15g, lá sen khô 10g, sa nhân 2g, hãm uống mỗi ngày 2 thang...

    Bài 6: Viêm đại tràng thể đại tiện lỏng: Nam mộc hương, bạch chỉ, sâm đại hành mỗi thứ 40 g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 10 g, chia hai lần, hòa nước sôi uống.

    Bài 7: Viêm đại tràng co thắt, đại tiện táo: Bồ công anh (nấu thành cao) 100 g, nam mộc hương 60 g, thảo quyết minh 50 g. Hai vị sao vàng, tán bột, hòa với cao bồ công anh, làm thành viên. Ngày uống 10-15 g, chia hai lần.

    Bài 8: Viêm trực tràng, đi ngoài ra máu: Bột quả tơ hồng 20 g, hoa hòe 30 g, hoa kinh giới 20 g. Các thứ trên sao đen tồn tính, lòng đỏ trứng gà (luộc chín) 1 quả, phèn phi 5 g, sáp ong 15 g. Lấy lòng đỏ trứng đánh tơi cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, làm thành viên. Ngày uống ba lần, mỗi lần 5 g.

    Bài 9: Rối loạn tiêu hóa, người mệt mỏi ăn kém: Bố chính sâm, bạch truật, biển đậu, ý dĩ sao, hạt sen mỗi thứ 12 g, vỏ quýt 6 g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 30 g, chia ba lần, hoặc sắc uống ngày một thang.