Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.
Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi .
Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi . Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...
Tỏi tên khoa học là: Allium sativum L.
thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh Allicin giúp chống lại các virus gây bệnh, tinh dầu của tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn các vitamin như A, B, C, D, PP, hydratcacbon,...và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i ốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Do vậy, tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chất chống oxy hóa giúp khôi phục hoạt động của tế bào trong cơ thể, nâng cao chất đề kháng, giúp cho cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật trong đó có các bệnh ung thư nguy hiểm.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, tỏi có thể dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, vỡ xơ mạch máu, các bệnh về xương khớp, các bệnh về trĩ.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene.Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi.
Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin.
Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra.
Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.
Tính vị, công năng
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...
Công dụng của Tỏi
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao.
Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
CÁCH NGÂM TỎI và sử dụng
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Các bài thuốc có Tỏi trị bệnh thông thường
Bài 1: Phòng và trị cảm cúm, truyền nhiễm
Tỏi Giã vắt lấy nước cốt 10ml, uống. Ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
Bài 2: Rửa vết thương, chỗ lở loét. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.
Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.
Bài 3: Chữa đau răng. Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Bài 4: Chữa mụn cóc, chai chân. Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Bài 5: Chữa viêm họng:
Cách 1: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm.Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả” để chữa viêm họng.
Cách 2: Lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước, uống
Bài 6: Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước. Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 300g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít.
Cách làm: Hành tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300ml, cho vào 1 kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín.
Vết thương rửa sạch, bôi cao vào, ngày rửa và bôi thuốc 1 lần.
Bài 7: Chữa dịch tả. Tỏi 100g sắc với 300ml nước, còn 100ml, uống trong ngày
Bài 8: Chữa sốt rét. Tỏi 6 -7 củ, để sống 1 nửa, nướng chin 1 nửa. Ăn hết, nôn hay đại tiện thông khí thì khỏi
Bài 9: Chữa lỵ. Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống chia 3 lần. Điều trị 5 -7 ngày thì có kết quả.
Bài 10. Trị giun kim, giun móc. Thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn như chữa lỵ.
Bài 11: Đầy bụng đại tiện không tiêu: Tỏi giã rịt vào rốn(Để cách bằng lá lốt hay lá trầu không hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại, nhét vào hậu môn.
Bài 12: Chữa âm đạo lở ngứa. Tỏi 120g giã nhỏ, ngâm trong 2 lít nước, rửa và thụt âm đạo.
Bài 13: Thuốc cường dương, ích thận. Tỏi, hẹ, ăn với thịt dê trắng(400g tái). Cứ 3 ngày ăn 1 lần
Bài 14. Chữa trúng phong, cấm khẩu, liệt nửa người, trẻ em kinh giản. Tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết(bỏ hạt) tất cả bằng nhau, thạch xương bồ( bằng tất cả các vị thuốc trên). Tán bột, viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng, trẻ em uống 1 nửa viên
Bài 15: Chữa đái rắt, đái buốt: Tỏi 1 củ, dành dành 7 quả. Giã nát đắp vào rốn
Bài 16. Sai khớp, bong gân: Tỏi 1 củ, vòi voi(lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sung tấy. Băng lại
Vui lòng đợi ...
Yêu cầu của bạn đang được chuyển đến chuyên gia tư vấn!