Nước tiểu màu đỏ có phải bị sỏi thận

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn không hề khỏe mạnh. Một trong những công cụ phản ánh chính xác nhất tình trạng sức khỏe chính là màu nước tiểu. Nếu quan sát màu nước và độ trong của nước tiểu thì có thể nhận biết được cơ thể đang khỏe mạnh hay không, có thiếu nước, thiếu chất sắt, mắc bệnh sỏi thân hay không?

Nguyên nhân khiến nước tiểu bị đổi màu

Thực tế trong cơ thể mỗi người đều có 2 quả thận nằm ở hai bên xoang bụng có nhiệm vụ lọc máu. Trong 1 phút sẽ có khảng 130ml máu đi qua thận tỏng đó bao gồm cả chất dinh dưỡng và chất độc hại. Trong quá trình lọc thải nước, muối, các chất dinh dưỡng được hấp thu lại vào máu. Một số chất cặn, độc hại, Ure  sẽ được chuyển thành nước tiểu để đưa ra ngoài khỏi cơ thể thông qua ống niệu quản và bàng quang.

Có thể bạn không biết là trong cơ thể mỗi ngày sẽ thải ra 1,5-2 lít nước tiểu như vậy là các chất độc hai cũng theo đó ra ngoài nước tiểu. Nếu trong cơ thể thiếu nước, thì kích tố ADH sinh ra từ tuyến yên sẽ điều chỉnh để bạn có cảm giác khát và phải tìm nước uống cung cấp cho cơ thể. Có đôi khi, màu của nước tiểu là do màu trong thuốc, màu của thực phẩm gây ra nên nước tiểu không thể phản ánh đúng bệnh tật.

Nếu cơ thể của bạn bị thiếu chất sắt, nhiễm độc thủy ngân hoặc bạn bị viêm nhiễm niệu đạo thì màu của nước tiểu là màu hồng hoặc đỏ. Trong quá trình tiểu bạn có thấy có kèm máu đỏ theo, nếu kèm theo các triệu chứng như là đau vùng eo, đau lưng, mỏi mệt, bụng nổi cơn đau tức từng đợt kéo dài thì nên tới khám bác sĩ vì có thể chính bạn đang mắc bệnh sỏi thận. Khi mắc sỏi thân nếu không chữa trị có thể gây những biến chứng không lường.

Nếu đi tiểu thấy màu nước tiểu vàng sẫm thì điều đó cho thấy là cơ thể bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn, virus, đường tiết niệu đã bị xâm nhập gây ra các tổn thương. Nếu kèm theo các biểu hiện nóng rát, đau khi đi tiểu thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các bác sĩ cũng cho biết nếu nước tiểu đặc như màu trà trong thời gian dài, đi kèm với triệu chứng vàng da, mệt mỏi, và đau bụng trên là dấu hiệu của bệnh gan. Cần phải đến bác sĩ để có những chuẩn đoán rõ ràng nhất.

Nếu màu của nước tiểu là màu trắng nước gạo thì cơ thể bạn bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate. Ngoài ra còn có dấu hiệu tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ thì cần phải đến bác sĩ vì bệnh thực sự đã nghiêm trọng hơn cần phải điều trị kịp thời.

Điều trị kịp thời bằng cách nào

Việc điều trị bệnh quan trọng nhất là cần gặp bác sĩ để được khám xét, điều trị và tư vấn một cách rõ ràng hơn, không nên tự ý mua hay dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy tiểu ra máu đỏ kéo dài trên 24 giờ hay nước tiểu của bạn bị thay đổi màu mà hoàn toàn không liên quan đến thức ăn hay thuốc, chất bổ sung khác hay phẩm màu bởi chúng chính là dấu hiệu cho các căn bệnh.

Cách tốt nhất cho một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày là nên uống nước đầy đủ mỗi ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang, ung thư  bàng quang có thể xảy ra. Nếu ung thư bàng quang thì cần loại bỏ các chất uống kích thích, loại bỏ thuốc lá, cà phê và trnahs tiếp xúc với các hóa chất.

Để nguy cơ bị mắc bệnh sỏi thận giảm thì uống nhiều nước là cách tốt nhất. Nếu muốn tránh ung thư thận có thể xảy ra thì trong chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày nên hạn chế ăn muối, đạm, thay vào đó những thực phẩm rau xanh, hoa quả tươi cần phải bổ sung nhiều hơn và kết hợp tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh nhất.